CHIA SẺ

Wednesday, November 29, 2017

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY DỪA XIÊM DỨA

Để có một Vườn Dừa Xiêm Dứa cho năng suất cao thì ngoài kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc thì kỹ thuật quản lý phòng và trừ sâu bệnh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn Cây Dừa còn nhỏ cũng cần phải lưu ý một số loài côn trùng nguy hiểm như Bọ Dừa, Kiến Vương, Đuông Dừa và bệnh do nấm tấn công ở lá và đọt non… sẽ làm cho cây kém phát triển hoặc có thể bị chết.



Cây Giống Dừa Xiêm Dứa

Cách phòng sâu bệnh cho Cây Dừa Dứa

Cách phòng sâu bệnh tốt nhất là phải thường xuyên thăm vườn và quan sát từng Cây Dừa. Nếu thấy có những biểu hiện khác thường thì phải tìm hiểu kỷ càng để nhận dạng đúng đối tượng gây hại và có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn kịp thời, không để chúng phát triển gây hại nặng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.



Cách phòng sâu bệnh cho Cây Dừa Dứa

Để phòng sâu bệnh cho Cây Dừa Dứa, Bà con nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó phải sử dụng giống có chất lượng tốt; áp dụng biện pháp phòng ngừa, xử lý sâu bệnh hại kịp thời. Đặc biệt, Bà con cần chú ý đến việc chăm sóc, bón phân đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng để cây trồng có đủ dưỡng chất mà sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó, Bà con cũng nên thay đổi dần tập quán sản xuất cũ, bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ và trong sản xuất phải có sự đầu tư đúng mức.

Cách trị một số sâu bệnh hại Cây Dừa Dứa

Bọ Dừa (Brontispa longissima Gestro): Bọ Dừa hay còn gọi là Bọ Cánh Cứng, chúng tấn công bề mặt của lá chét chưa mở. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo khô, mất khả năng quang hợp. Tùy thuộc vào mức độ gây hại mà hoa cái bị rụng, không đậu trái hoặc đậu rất ít, năng suất giảm. Cây Dừa bị Bọ Cánh Cứng tấn công dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy khô, lá chét cong queo.

Cách phòng trừ: Bà con cần kết hợp cả biện pháp cơ học, sinh học và hóa học để diệt trừ. Trong đó dùng ong ký sinh (Asecodes hispinarum), để khống chế sự phát triển của quần thể Bọ Cánh Cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho Cây Dừa. Khi bệnh ở mức độ nặng cần sử dụng thuốc hóa học theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Kiến Vương (Oryctes rhinoceros L.): Kiến Vương là một loại côn trùng phổ biến và gây thiệt hại nhiều nhất cho Cây Dừa. Thành trùng tấn công Cây Dừa ở đủ mọi lứa tuổi, ăn các lá non đang phát triển, đục vào chồi và đỉnh tăng trưởng của Dừa, trường hợp nặng có thể gây chết Cây Dừa.


Cách trị một số sâu bệnh hại Cây Dừa Dứa

Để phòng trị Kiến Vương hại Dừa có thể áp dụng các biện pháp dùng thuốc hóa học. Vào đầu mùa mưa nên rãi Padan 90WP, Servin 85 WP, Basudin 10H vào bẹ lá để ngừa sự phá hại của Kiến Vương. Khi Cây Dừa đã bị Kiến Vương tấn công có thể bỏ các loại thuốc hạt như Basudin 10H vào hang sau đó dùng đất sét trét lại.

Ngoài ra, Bà con có thể trồng xen Cây Họ Đậu thân đứng trên các dãy phân lô hoặc các hàng bảo vệ trên Vườn Dừa để cản đường bay và xâm nhập của Kiến Vương.

Đuông (Rhynchophorus ferruginenus O.): Đuông là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất bởi vì rất khó phát hiện khi nó bắt đầu tấn công đọt non, đến khi phát hiện ra thì đỉnh sinh trưởng đã bị phá hủy, Cây Dừa chết mà không thể cứu được

Biện pháp phòng trừ: Khi xác định chính xác những điểm tấn công của Đuông trên Cây Dừa. Có thể tiến hành phòng trừ bằng cách khoan sâu vào thân cây khoảng 10-25cm hướng lệch xuống 15cm bên trên vùng bị tấn công. Sau đó cho vào lổ khoan các loại thuốc trừ sâu như Basudin và bịt kín lỗ lại bằng đất sét.

Sâu Nái (Parasa lepida): Sâu Nái ăn lá Dừa già, trường hợp gây hại nặng tán lá trở nên xơ xác, cây không quang hợp được dẫn đến giảm năng suất Dừa.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng côn trùng ký sinh như là Ruồi (tachinids) và Ong Bắp Cày (Hymenopterans) giảm tối thiểu sự gây hại của Sâu Nái, dùng máy kéo để cày xới đất tiêu diệt các kén của loài sâu này, nặng thì dùng thuốc trừ sâu.